Chứng minh tài chính khi đi du học hay du lịch nước ngoài là một yêu cầu bắt buộc đối với hầu hết các quốc gia, nhằm đảm bảo các bạn có đủ khả năng chi trả cho việc học tập và sinh hoạt hay không!? Vậy chứng minh tài chính là gì? Và làm thế nào để chứng minh tài chính du học một cách hiệu quả? 

IHRDC sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết về các loại giấy tờ cần thiết, lưu ý quan trọng và mẹo hữu ích để bạn có thể hoàn thành thủ tục một cách suôn sẻ. Hãy cùng theo dõi để biết thêm thông tin nhé!

Chứng minh tài chính du học
Chứng minh tài chính du học

I. Chứng minh tài chính là gì?

Chứng minh tài chính (Financial Proofing hay Demonstrate Financial Capability) là việc chứng minh cho Cơ quan lãnh sự thấy rằng cá nhân, nhóm người hay doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính để thực hiện các mục đích nhập cảnh vào một quốc gia như đã khai báo trong hồ sơ (du học, du lịch, chữa khám bệnh, công tác,…).   

Hiểu đơn giản, nếu bạn muốn nhập cảnh vào một quốc gia nào đó, bạn cần chứng minh bản thân có đủ kinh tế để chi trả cho chuyến đi, không làm gánh nặng hay có ý đồ thực hiện các hoạt động phi pháp tại quốc gia của họ.

Tuy nhiên, IHRDC cũng xin lưu ý thêm là đối với visa du học, một số quốc gia cũng sẽ yêu cầu bạn phải chứng minh nguồn gốc tài sản, sổ tiết kiệm mà mình sở hữu, hay còn gọi là chứng minh thu nhập.

II. Vì sao phải chứng minh tài chính

Việc nhập cư, cư trú và làm việc bất hợp pháp ở các nước phát triển luôn là vấn đề cực kỳ nhức nhối dạo vài năm gần đây. Vì lao động phổ thông ở các quốc gia phát triển có mức thu nhập rất cao so với Việt Nam, và đây chính là điểm hấp dẫn chết người cho lao động đến từ các quốc gia kém hay đang phát triển.

Do vậy, các Lãnh sự các quốc gia phát triển sẽ rất khắt khe trong vấn đề xem xét tài chính cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu nhập cảnh vào nước họ, nhằm loại trừ khả năng lợi dụng xin visa để trốn ở lại làm việc, hay thực hiện các hoạt động phi pháp gây ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế, quốc phòng – an ninh của quốc gia.

Một số lưu ý trong hồ sơ chứng minh tài chính:

  • Trong bộ hồ sơ xin visa du học, đương đơn cần chứng minh mình đủ khả năng tài chính để chi trả học phí, sinh hoạt phí trong ít nhất 1-2 năm đầu. Đó có thể là sổ tiết kiệm, hoặc chứng minh thu nhập của bố mẹ.
  • Nếu đi du lịch, đương đơn cần chuẩn bị tài chính ít nhất là đủ để trang trải cho chuyến đi cũng như các vấn đề phát sinh (nếu có).

III. Những giấy tờ cần thiết khi chứng minh tài chính du học 

Một số hồ sơ chứng minh tài chính khi đi visa đi các nước sẽ gồm 2 phần rõ ràng: sổ tiết kiệm và chứng minh thu nhập (chứng minh nguồn gốc sổ tiết kiệm và các tài sản khác nếu có). 

Vì sao phải có đầy đủ hai phần này. Lý do là vì sổ tiết kiệm sẽ giúp bạn chi trả các chi phí của chuyến đi và các vấn đề phát sinh (nếu có), trong khi đó phần chứng minh thu nhập chính giúp Đại sứ quán/Lãnh sự quán “kiểm chứng” được rằng số tiền bạn sở hữu là hợp pháp.

1. Sổ tiết kiệm

Sổ tiết kiệm đơn giản là tài sản của bạn. Đứng trên góc độ lãnh sự, sứ quán cần xem xét các tài sản có tính thanh khoản cao và cao nhất là tiền mặt. Số tiền trong sổ tiết kiệm cao hay thấp, thời gian mở sổ trước bao lâu sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của Chính phủ quốc gia mà bạn xin thị thực cũng như mục đích cụ thể của chuyến đi. 

Ví dụ: Xin visa đi Mỹ sẽ yêu cầu một sổ tiết kiệm có nhiều tiền hơn so với đi Úc; xin visa du học sẽ cần nhiều chi phí hơn đi du lịch.

Tùy vào loại visa và quốc gia bạn xin visa mà tiền tiết kiệm tối thiểu sẽ có sự khác biệt. Một số nước quy định phải mở sổ tiết kiệm trước thời điểm xin visa từ 1 – 3 tháng. Riêng du học thì tốt nhất là bạn nên mở sổ trước 3 – 6 tháng.

Lưu ý: Hiện nay, có nhiều trường hợp vay mượn tiền mở sổ tiết kiệm, lấy xác nhận số dư để nộp hồ sơ xin visa rồi tất toán ngay. 

Thực tế là cũng có những người thành công với cách này, tuy nhiên hiện nay, các Đại sứ quán/ Lãnh sự quán đã ngày càng gắt gao hơn, họ có thể đòi hỏi được xem sổ tiết kiệm gốc hoặc yêu cầu nộp thêm giấy xác nhận số dư thời điểm hiện tại.

Lúc này, bạn không còn sổ tiết kiệm gốc để đối chiếu thì khả năng trượt của bạn gần như là 100%. Do đó, chúng tôi lưu ý bạn tốt nhất là nên duy trì sổ tiết kiệm qua thời điểm nộp hồ sơ xin visa, đi phỏng vấn để đảm bảo tỷ lệ được nhận visa cao nhất.

2. Giấy tờ chứng minh thu nhập bao gồm những giấy tờ gì?

Chứng minh khoản thu nhập được hiểu đơn giản là bạn chứng minh nguồn gốc của số tiền mà bạn có trong sổ tiết kiệm.

Nguồn tiền này sẽ thể hiện thu nhập hàng tháng, hàng quý, hàng năm của gia đình. Đó cũng chính là nguồn tích lũy để hình thành tài sản, sổ tiết kiệm. Vậy các nguồn chứng minh thu nhập nào được xem là hợp lệ trong hồ sơ chứng minh tài chính:

  • Thu nhập từ lương
  • Nguồn thu từ cho thuê tài sản
  • Công ty riêng, hộ kinh doanh cà phê
  • Cổ phần, cổ phiếu, góp vốn kinh doanh
  • Thu nhập từ nông, lâm, ngư nghiệp,..
  • Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các giấy tờ chứng minh các tài sản khác (nếu có) như giấy chứng minh sở hữu nhà đất, căn hộ, xe hơi. Điều này tuy không bắt buộc nhưng nếu có thì hồ sơ của bạn sẽ “đẹp” và mang tính thuyết phục hơn.

Trên thực tế, không phải chỉ cần một sổ tiết kiệm đúng theo yêu cầu là đủ mà bạn còn cần phải chứng minh nguồn gốc hình thành sổ tiết kiệm, gọi là minh chứng thu nhập. Đó có thể là bằng lương, thu nhập từ các nguồn khác.

Nhiều người nghĩ một mức lương càng cao sẽ có cơ hội đậu visa cao nhưng thực tế không phải mà chỉ cần bạn chứng minh được thu nhập hàng tháng sau khi trừ chi phí sinh hoạt, đủ để tích lũy số tiền trong sổ tiết kiệm là được.

IV. Cách chứng minh tài chính du học hiệu quả

Cách chứng minh tài chính du học hiệu quả
Cách chứng minh tài chính du học hiệu quả

Để hồ sơ chứng minh tài chính thuyết phục nhất với nhân viên Lãnh sự, bạn nên nộp đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Sổ tiết kiệm đủ lớn: Như đã nói ở trên, sổ tiết kiệm là điều kiện bắt buộc đầu tiên và quan trọng nhất trong hồ sơ chứng minh tài chính xin visa. Một sổ tiết kiệm với số tiền đủ lớn và chứng minh được nguồn gốc rõ ràng sẽ giúp bạn tăng cao khả năng đậu visa.
  • Chứng từ chứng minh khoản lương và thu nhập hợp lý: Ngoài sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng, một số Lãnh sự còn yêu cầu bạn phải chứng minh cả nguồn gốc thu nhập bao gồm lương và các khoản thu khác (nếu có). Điều này có nghĩa là số tiền trong sổ tiết kiệm và tài khoản của bạn càng cao, thì bạn càng cần phải chứng minh cụ thể nguồn gốc của số tiền đó. Nếu không, bạn sẽ bị nhân viên Lãnh sự nghi ngờ là khai man, làm giả giấy tờ…

Hãy nhớ: Một công việc ổn định với mức thu nhập cao cũng chính là một mối ràng buộc của bạn với Việt Nam, và hạn chế tối đa việc bạn trốn lại định cư bất hợp pháp.

  • Chứng từ thể hiện hoạt động tài chính ổn định thời gian tương đối dài: Một hồ sơ tài chính “ổn định” trong một thời gian dài sẽ là điểm cộng rất lớn cho bạn khi xin visa. Còn nếu bạn sở hữu một tình hình tài chính lên xuống thất thường, khi thì quá nhiều, lúc lại quá ít thì hồ sơ cũng bị đánh giá không tốt. Để khắc phục, bạn nên cung cấp các bản sao kê sổ tiết kiệm, sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng từ 3 đến 6 tháng gần nhất trong bộ hồ sơ xin visa.

Bài viết cung cấp các thông tin cơ bản giúp bạn hiểu về Chứng minh tài chính du học. Dẫu vậy, đây vẫn là một vấn đề khó, lời khuyên là hãy tham khảo và nhờ các trung tâm tư vấn du học có  kinh nghiệm. Đừng ngần ngại liên hệ với Trung tâm IHRDC bạn nhé!

Xem thêm: Tổng hợp các chi phí bạn cần biết khi đi du học

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ (IHRDC)

Địa chỉ: Tòa nhà Thuận Thành, Đường CN1, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Email: ihrdc@eaut.edu.vn

Hotline: 024.66.52.8686

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamphattriennguonnhalucquocte

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *