Kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật JLPT (Japanese-Language Proficiency Test) là một trong những chứng chỉ quan trọng đối với những ai học tiếng Nhật. Nếu bạn đang có ý định tham gia kỳ thi này, hãy cùng IHRDC tìm hiểu tất cả thông tin quan trọng để chuẩn bị thật tốt nhé!

1. Kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật JLPT là gì?
JLPT (Japanese-Language Proficiency Test) là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật dành cho những người không sử dụng tiếng Nhật là tiếng mẹ đẻ. Kỳ thi được tổ chức bởi Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation) và Hiệp hội Hỗ trợ Giáo dục Quốc tế Nhật Bản (JEES). JLPT hiện là một trong những chứng chỉ tiếng Nhật phổ biến nhất, được công nhận rộng rãi trong học tập, công việc và định cư tại Nhật Bản.
2. Cấu trúc bài thi JLPT
Cấu trúc bài thi JLPT gồm 3 phần kiến thức từ vựng + ngữ pháp, đọc hiểu và nghe hiểu. Cụ thể cấu trúc bài thi bảng dưới đây:
CẤP ĐỘ |
PHẦN THI VÀ THỜI GIAN |
TỔNG THỜI GIAN |
|
N1 |
Kiến thức (Từ vựng + Ngữ pháp) + Đọc hiểu (110 phút) | Nghe hiểu (60 phút) | 170 phút |
N2 | Kiến thức (Từ vựng + Ngữ pháp) + Đọc hiểu (105 phút) | Nghe hiểu (60 phút) | 150 phút |
N3 | Từ vựng (30 phút) | Ngữ pháp + Đọc hiểu (70 phút) | 140 phút |
N4 | Từ vựng (30 phút) | Ngữ pháp + Đọc hiểu (70 phút) | 125 phút |
N5 | Từ vựng (25 phút) | Ngữ pháp + Đọc hiểu (50 phút) |
106 phút |
3. Cấp độ kỳ thi JLPT
Kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật JLPT gồm 5 cấp độ: N5, N4, N3, N2, N1, với mức độ khó tăng dần từ N5 đến N1.
- Trình độ N1: Bạn có thể hiểu tiếng Nhật trong mọi tình huống đa dạng. Đọc hiểu chuyên sâu các tài liệu khoa học, văn bản chuyên môn và phân tích thông tin phức tạp. Bạn cũng có khả năng viết luận văn trau chuốt, giao tiếp thành thạo trong mọi tình huống đời sống và công việc.
- Trình độ N2: Bạn hiểu tiếng Nhật trong giao tiếp hàng ngày và một số chủ đề chuyên sâu. Bạn có thể đọc hiểu các bài viết có tính suy luận, logic nhưng không quá chuyên môn, đồng thời hiểu nội dung tạp chí, tin tức và thời sự.
- Trình độ N3: Bạn có thể nắm bắt khái quát thông tin từ báo đài, các tình huống giao tiếp thường ngày và hiểu những đoạn hội thoại có chủ đề cụ thể.
- Trình độ N4: Bạn có thể đọc tin tức với các chữ Kanji cơ bản, nghe hiểu những câu chuyện đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.
- Trình độ N5: Bạn hiểu được các đoạn văn đơn giản trong giao tiếp hàng ngày viết bằng chữ Hiragana, Katakana và một số ít Kanji. Ngoài ra, bạn có thể nghe hiểu những câu nói chậm, rõ ràng trong các tình huống giao tiếp cơ bản.
4. Cách tính điểm thi đánh giá năng lực tiếng Nhật JLPT
Vậy bạn cần bao nhiêu điểm để có thể đạt được từng mức độ mà mình mong muốn? Đây chính là câu trả lời cho thắc mắc của bạn.
Điểm đỗ từng cấp:
- Trình độ N1, muốn đỗ N1 thì bạn phải đạt số điểm tối thiểu là 100/180 điểm. Trong đó, điểm ngữ điểm mỗi kỹ năng không dưới 19 điểm hay nói cách khác mỗi kỹ năng bạn phải đạt được mức điểm tối thiểu là 19/60 điểm.
- Trình độ N2: 90/180 điểm và điểm liệt mỗi kỹ năng là 19 điểm.
- Trình độ N3: 95/180 điểm và điểm liệu mỗi kỹ năng là 19 điểm.
- Trình độ N4: 90/180 điểm, trong đó tổng điểm ngữ pháp + Đọc hiểu tối thiểu là 38/120 điểm, nghe hiểu đạt tối thiểu 19/60 điểm.
- Trình độ N5: 80/180 điểm, trong đó tổng điểm ngữ pháp + Đọc hiểu tối thiểu là 38/120 điểm, nghe hiểu đạt tối thiểu 19/60 điểm.
Xem thêm: Kinh nghiệm đánh giá năng lực tiếng Nhật
5. Thời gian và địa điểm JLPT
Thời gian:
Hàng năm, Kỳ thi JLPT sẽ được tổ chức 2 lần, đó là vào chủ nhật đầu tiên của tháng 7 và tháng 12.
- Kỳ thi tháng 7/2025
- Kỳ thi JLPT tháng 12/2025
Địa điểm:
Hiện nay, ở Việt Nam JLPT được tổ chức thi ở 4 khu vực chính như:
Khu vực Hà Nội:
- Trường đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội – Địa chỉ: Số 1, Phạm Văn Đồng, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Toà nhà C thuộc trường đại học Hà Nội.
Khu vực Hồ Chí Minh: Trung tâm Ngoại ngữ thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM. Có địa chỉ tại: 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Tp.HCM.
Khu vực Đà Nẵng:
- Địa điểm: Trường đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng.
- Địa chỉ: 131 Lương Nhữ Hộc, Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng.
Khu vực Huế:
- Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Huế.
- Địa chỉ: số 57 Nguyễn Khoa Chiêm, phường An Cựu, Thành phố Huế
6. Cách đăng ký JLPT
Bạn có thể đến các địa điểm tổ chức thi tiếng Nhật gần nhất để mua hồ sơ (30.000 vnđ/bộ hồ sơ) đăng ký thi. Sau khi hoàn thành hồ sơ đăng ký thi. Bạn nộp hồ sơ và lệ phí thi ở nơi tiếp nhận hồ sơ.
Lệ phí thi thông thường dao động từ 500.000 – 650.000 vnđ/người.
Phí thi JLPT:
- N1, N2, N3: 620.000vnđ/người
- N4, N5: 620.000 vnđ/người
7. Những lưu ý khi tham gia thi JLPT

Lưu ý khi viết hồ sơ
Những lưu ý khi viết hồ sơ JLPT như sau:
- Viết theo mẫu hồ sơ của Nhật (có trong hướng dẫn viết hồ sơ)
- Dùng bút bi điền thông tin hồ sơ
- Chữ viết cần rõ ràng.
- Lưu ý số 2, 7 phải được viết theo kiểu số 2 và số 7 của tiếng Nhật.
- Trong mục số 6 là mã số để xem điểm online: Đây chính là password để xem điểm, bạn cần ghi nhớ những số này.
- Trong mục số 8: Bạn cần điền nguyên quán theo căn cước hoặc địa chỉ thường trú theo số hộ khẩu.
Tra cứu kết quả bài thi đánh giá năng lực tiếng Nhật JLPT
Bước 1: Khi có thông báo có điểm đánh giá năng lực JLPT bạn truy cập theo LINK NÀY
Bước 2: Sau đó bạn nhập số báo danh hoặc password, tiếng hành Login
Bước 3: Bạn ấn vào 受験結果・証明書発行 và sau đó kết quả JLPT của bạn sẽ xuất hiện.
Kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật JLPT là cơ hội để bạn chứng minh năng lực tiếng Nhật của mình. Hy vọng những thông tin mà trung tâm IHRDC nêu trên sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới. Nếu các bạn có thắc mắc gì thì hãy liên hệ ngay với trung tâm IHRDC để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé!
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ
Địa chỉ TT: Tầng 1, Toà nhà Thuận Thành
Hotline: 024.66.52.8686.
Email: ihrdc@eaut.edu.vn
Fanpage: Trung tâm phát triển nguồn nhân lực Quốc tế